Đang thực hiện
Sản phẩm so sánh
[vi]Top
Thành viên
Tên truy cập: mã AYS với 4 số viết kèm
Vui lòng nhập Mật khẩu
Đăng ký Quên mật khẩu?
 
Hỗ trợ trực tuyến

 

Đang trực tuyến : 2

Hôm nay : 124

Hôm qua : 277

Tất cả : 1.135.202

Trong tháng : 8.156

Trong tuần : 670

Tags được quan tâm

Người Sáng Lập

Thời gian đăng: 16/06/2015 16:04


Ông Katsumi Horizoe sinh năm 1939, thuở bé Ông bắt đầu luyện tập kiếm đạo – môn võ truyền thống của Nhật Bản từ năm 12 tuổi. Cha Ông vốn là một võ sĩ kiếm đạo nhưng đã tử trận ở cuộc chiến tranh Thái Bình Dương năm Ông mới 5 tuổi. Không cam chịu hoàn cảnh, Ông đã quyết tâm tu rèn bản thân. Năm 20 tuổi, Ông được gặp gỡ vị sư phụ của đời ông, tổ sư Ueshiba Morihei, người sáng lập ra môn võ Aikidō. Chàng trai Katsumi Horizoe  đã rất cảm kích trước các động tác kiếm đạo Aikidō do tổ sư biểu diễn. Và ông là một trong rất ít môn sinh may mắn được chính vị tổ sư tôn kính Ueshiba Morihei dạy võ. Sau 45 năm theo đuổi Aikidō, ông Katsumi hiện nay đã là một võ sư 7 đẳng huyền đai của Tổng đàn Aikidō thế giới AIKIKAI. Ông tâm sự: “Những năm đầu thập niên 60, tôi từng được chứng kiến sư phụ Ueshiba, với vóc dáng bé nhỏ, có chiều cao chưa đến 1m50 mà lại có thể ném bay sang phải hay sang trái những người đàn ông có chiều cao cỡ 1m80 như ném một đứa trẻ con. Tôi nhận thấy trên gương mặt ông là một nụ cười nhu hoà, ánh mắt ông ánh lên sự tinh anh, và tôi cũng cảm nhận thấy được sự tôn nghiêm và thông thái tỏa ra từ con người ông.” . Không phải là môn võ mang tính tranh đấu, Aikidō không cần sự đua tranh thắng hay thua, mạnh hay yếu với kẻ khác. Điều cốt yếu nhất của Aikidō là sự tu dưỡng hoàn thiện tinh thần và sự miệt mài tập luyện cùng nhau trau dồi các kỹ năng. Chẳng thế mà năm 1992, ông Katsumi Horizoe được cấp 6 đẳng, và đến 10 năm sau Ông mới tiếp tục được Aikikai (Hiệp hội Aikidō Nhật Bản) cấp 7 đẳng huyền đai. Đó quả là một quá trình tu luyện kiên trì. Cũng theo Ông, hiện nay ở Nhật Bản, vị võ sư đẳng cấp cao nhất là thầy dạy của ông, võ sư 10 đẳng huyền đai Koichi Tohei năm nay đã 85 tuổi. Vị võ sư 9 đẳng là võ sư Hiroshi Tada (75 tuổi). Ông cho biết thêm, trong hơn 2 triệu người theo tập Aikidō trên toàn thế giới, những võ sư được Akikai chính thức cấp 7 đẳng như ông chỉ có khoảng vài chục người.
Cuộc đời của võ sư Katsumi Horizoe chứng minh cho thuyết tinh thần mà Ông thường tâm niệm và đề cao. Năm 1991, võ sư Katsumi Horizoe lần đầu tiên được đặt chân đến Việt Nam. Và trong 10 năm, Ông đã đến Việt Nam tất cả là 26 lần để chuẩn bị xây dựng Trung tâm Hợp tác nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) và Aikidō tại Hà Nội. Ông  làm Giám đốc đầu tiên của VJCC với thời gian 2 năm. Dấu ấn không phai mờ trong cuộc đời Ông là ông đã trực tiếp hấp thụ những tư tưởng, quan điểm sống từ nhà triết học nổi tiếng Nhật Bản Nakamura Tenfu. Ông lấy thuyết “tinh thần có thể làm xoay chuyển cơ thể”, Ông tâm sự: “Nếu tinh thần của chúng ta luôn ở trạng thái vui vẻ sảng khoái thì cuộc sống của chúng ta cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn với thật nhiều cơ hội đang chờ đón. Còn ngược lại, nếu tinh thần của chúng ta luôn luôn buồn phiền u ám thì ta cũng sẽ cảm thấy xung quanh u tối đi và những ước mơ, hi vọng cũng sẽ trở nên khó thực hiện được. Đặc biệt, ba điều được coi là có hại cho tinh thần là giận dữ, buồn phiền và sợ hãi sẽ làm cho màu máu đục lại và có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng.” . Và lý thuyết của Ông đã được chứng minh bằng chính cuộc đời mình. Ngày19/3/2001, trong khi làm việc xây dựng trung tâm VJCC, Ông đã gặp một tai nạn khủng khiếp khiến Ông bị đứt lìa cả bốn ngón tay. Rất may là các bác sĩ Việt Nam ở bệnh viện 108 đã nối lại được những ngón tay ấy – “những ngón tay yêu, những bông hoa Nhật - Việt” như cách gọi của Ông trong bài thơ rất lạc quan đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 19-1-2002. Dù được nối lại ngón tay, nhưng lúc đó sức khoẻ của Ông rất yếu, đặc biệt là bốn ngón tay tuy đã lành nhưng các bác sĩ dự đoán khó cỏ thể cử động được. Bằng niềm tin và ý chí lạc quan, quyết tâm, chỉ sau vài tháng, Ông vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động Aikidō và đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức Aikidō 3 miền lần thứ nhất tại Huế. Đặc biệt, tháng 9/2001, ông tổ chức biểu diễn võ Aikidō tại Hà Nội. Kiên trì luyện tập, đến nay, các ngón tay của Ông đã có thể cử động khá tốt...
Khi hết nhiệm kỳ trở về Nhật Bản, ông vẫn giành một sự quan tâm đặc biệt cho phong trào phát triển của Aikidō tại Hà Nội nói chung và Aikidō Yūki Shūdōkan nói riêng. Chiếc cầu nối giữa Tổng đàn Aikidō thế giới AIKIKAI, các Shihan, các sensei với Uỷ ban Thể dục thể thao Việt Nam, với Sở thể dục thể thao Hà Nội, với phong trào phát triển  Aikidō Việt Nam, với AYS do ông đặt nền tảng và xây dựng ngày càng vững chắc và ngắn lại, hàng chục chuyến thăm tập huấn kỹ thuật, biểu diễn của các Shihan đẳng cấp cao của Tổng đàn Aikidō thế giới đến Hà Nội là một minh chứng cho những công lao đóng góp của Ông cho sự phát triển Aikidō tại Hà Nội.
Ngày 24 tháng 3 năm 2010, võ sư Horizoe Katsumi qua đời tại Tokyo để lại cho các học trò và các bạn hữu Việt Nam của Ông tình yêu trọn vẹn với Aikidō với thế hệ trẻ Việt Nam đang hướng tới tương lai tiếp bước con đường mà Ông đã chọn lựa.

 
Các tin khác
-    CLB của chúng tôi - mái nhà Aikidō Yūki Shūdōkan
[vi] AYS's Facebook
[vi] Yuuki
[vi] Culture conner Aikido
 
 
 

Câu lạc bộ Aikidō Yūki Shūdōkan
Nhà thể chất trường Đại học Ngoại Thương, số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Email Ban hành chính clb: bhc.ays@gmail.com

Ý kiến đóng góp về Website: websiteyukishudokan@gmail.com