AIKIDO YUKI SHUDOKAN – CHƯƠNG TRÌNH NHẬP MÔN
A. Chuẩn bị:
- Xếp thảm: cách xếp thảm tatami ( tránh chống góc thảm xuống sàn, xếp lần lượt…)
- Xếp dép: cách xếp dép
- Cách vào/ra thảm tatami: nghi lễ chào( xem lễ nghi)
- Đọc kỹ hướng dẫn khi đăng ký
- Nhắc nhở chú ý: không mang đồ trang sức khi tập, cắt gọn móng tay & móng chân, tóc gọn gàng.
- Cách mặc võ phục, cách thắt đai.
- Văn hóa xếp hàng khi xếp thảm & cất thảm
B. Lễ nghi (Reigi):
- Chào hỏi thông thường: chào thầy hướng dẫn (có thể nghiêng mình và nói chào thầy)
- Bước vào cửa võ đường: chào Kamiza (đứng nghiêng mình hướng về Kamiza 1-2 giây)
- Vào/ra thảm tatami: chào Kamiza, chào Tatami (hướng dẫn tư thế quỳ Seiza)
- Khi bắt đầu buổi tập:
+ Chào Kamiza&Osensei khi nghe “Osensei ni rei” hoặc “Shomen ni rei”
+ Chào thầy hướng dẫn: “Onegai shimasu”
- Khi kết thúc buổi tập:
+ Chào Kamiza&Osensei khi nghe “Osensei ni rei”
+ Chào thầy : “Arigato gozaimashita” ( cám ơn sau một buổi tập )
- Khi tập với bạn tập:
+ Chào bắt đầu: “Onegai shimasu”,
+ Chào kết thúc: “Arigato gozai mashita”
- Khi đang tập được thầy đến hướng dẫn:
+ Chào bắt đầu “Onegai shimasu”
+ Chào kết thúc “Arigato gozaimashita”
+ Trong lúc thầy hướng dẫn tập với một người thì người còn lại ngồi seiza theo dõi.
-Tư thế ngồi: Ngồi Seiza, Kiza (đầu,cổ&lưng thẳng)

C. Hướng dẫn Kỹ thuật Nhập môn cho người mới:
- Hiểu rõ việc khởi động: làm nóng toàn thân, khớp cổ, cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông, vai, đầu
- Thở: Funakogi Undo (funakôgi ưnđộ - chèo thuyền)
- Thế thủ Kamae: tư thế, ánh mắt
- Di chuyển Shikko, (chú ý tư thế Seiza & Kiza)
- Di chuyển Thân pháp(Taisabaki): Tenkan, Tenshin, Irimi
- Di chuyển Bộ pháp: Suri ashi, Okuri ashi, Ayumi ashi, Zengo ashi, Shihou ashi, Happo ashi
- Cách tấn công Uchikata: Shomen uchi, Yokomen uchi, Katate dori, Kosa dori, Kata dori.
- Cách Ukemi cơ bản: Mae Ukemi, Ushiro Ukemi
- Giới thiệu đơn giản các kỹ thuật Tori cơ bản cùng cách gọi :
- Khóa Katamewaza: Ikkyo( íc kyô ), Nikyo( ni kyô ), Sankyo( san kyô ), Yonkyo( yôn kyô ), Gokyo( gô kyô ).
- Ném Nagewaza: Shihounage( shihô nagê ), Iriminage( irimi nagê ), Kotagaeshi Nage-Katame (kôtêgaêshi).