-
Junior Member
Templish - Chương trình tìm hiểu văn hóa Nhật ở Trường Cung tự
Gần trường mình ở Nhật, có 1 cái chùa cổ, hơn 800 năm tuổi, tên là Trường Cung tự. Trụ trì khá trẻ và muốn tạo ra 1 sân chơi, giúp ích cho cộng đồng. Ông kết hợp với anh Hide, là 1 giáo viên dạy tiếng Anh để tổ chức chương trình Templish hàng tháng.
Đây là chương trình ngoại khóa dành cho học sinh tiểu học, kết hợp với các hoạt động vui chơi truyền thống, được tổ chức tại chùa. Ngoài ra, qua chương trình này anh Hide cũng muốn giúp các em nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh nên có liên hệ với trường mình, nhờ 1 số sinh viên quốc tế đến tham gia cùng và trò chuyện với các em bằng Tiếng Anh.
Mỗi chương trình chỉ kéo dài 2 tiếng với những chủ đề khác nhau. Ví dụ như: ăn mì lạnh somen, làm bánh gạo, thu hoạch khoai tây, viết thư pháp, làm cờ cá chép,v.v. Các sinh viên quốc tế sẽ cùng nhóm của anh Hide theo sát và giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các em nhỏ được anh Hide hướng dẫn đến hỏi các vị khách nước ngoài những câu tiếng Anh đơn giản như "How are you?", "What is your name?" "Where are you from?". Các em rất hiếu động, cute và nhiều em nói tiếng Anh rất chuẩn.
Sau khi kết thúc hoạt động. Trụ trì sẽ dẫn các em vào phòng tụng kinh, mỗi người được phát 1 tập (chắc là) kinh để đọc theo trụ trì.
Mình đã có cơ hội tham gia Templish với 2 chủ đề: Đường mòn Trường Cung tự và ăn mì somen
Đường mòn Trường Cung tự: Các em được dẫn đi quanh chùa đến những điểm đã được đánh dấu và trả lời các câu hỏi về chùa bằng tiếng Anh. Kiểu như "Đường kính chuông chùa là bao nhiêu cm?" "Tên tiếng Anh của loài hoa ở sân trước là gì?". Lũ trẻ cũng tham gia giúp đỡ 1 số hoạt động trong chùa như vét đường dẫn nước. Bọn trẻ làm việc rất hăng say và liên tục "À" "Ồ", gọi nhau đến xem mỗi khi đào lên được 1 con gì đó đang ngọ nguậy.

Ăn mì somen: nước được cho chảy xuống từ trên cao, mì và các loại đồ ăn như giò, giăm bông, hoa quả, thạch sẽ được thả để trôi theo dòng nước. Các em đứng dọc theo đường ống và cố vớt bằng đũa để ăn. Cuối dòng là 1 cái rổ đựng thức ăn thừa. Rổ này sau đó được mang lên đầu dòng để thả tiếp. Sau khi ăn no, bọn trẻ cùng nhau hát các bài tiếng Anh theo tiếng đàn của anh Hide. Mình khá ngạc nhiên khi bọn nó hát cả Hello Goodbye của The Beatles.

Cùng đọc kinh vào cuối buổi. Trụ trì ngồi ngoài cùng bên trái, khá trẻ và đẹp trai. Ông sống cùng vợ và con gái tại Môn sinh viện trong chùa. Hình như cả ngôi chùa rộng chỉ có mỗi 3 người nhà trụ trì ở thôi vì mấy lần đến mình k gặp ai khác 

Các bạn có thể xem thêm ảnh ở website của chùa:
http://www.chokyuji-ensyouin.jp/terakoya/index.html
Chủ để tháng 9 là thư pháp, nếu mình được tham gia thì sẽ viết tiếp vài cảm nhận
Sửa lần cuối bởi thanhmai; 09-09-2016 lúc 07:14 PM.
-
Super Moderator
Hình ảnh và lời dẫn rất ăn nhập với nhau, em được trải nghiệm những điều hay ho như vậy nhớ post bài lên đều đều để mọi ngưởi đọc nhé ^^
-
Moderator
-
Junior Member
Chào mọi người, vừa qua mình lại tham dự 1 sự kiện Templish với chủ đề Trà đạo.
Mình cũng từng dự vài buổi trà đạo ở trường nhưng lần này có lẽ là "chuẩn" nhất. Nhóm Templish mời 1 sensei trà đạo đến để cố vấn. Ngoài ra còn có 2 anh người Nhật giúp pha trà và vợ anh Hide - chị Mika là người biểu diễn chính.
Sau khi được nghe anh Hide giới thiệu qua về Trà đạo qua vài hình ảnh, 20 em nhỏ cùng SV nước ngoài đc mời vào 1 căn phòng. Mọi người quỳ seiza theo hình chữ U, vây quanh cái lò được xây chìm xuống dưới thảm ở giữa phòng (Quên mất tên gì rồi). Trên lò có đặt 1 ấm nước dùng để pha trà.
Bắt đầu bữa tiệc trà, sau khi cúi chào nhau thì mọi người bắt đầu nhận đồ ngọt. Đồ ngọt là xiên 3 viên kẹo/bánh gạo (k biết tên là gì?). 2 anh trợ lí người Nhật mang khay đồ ngọt vào rồi phát cho mỗi người 1 tập giấy thấm. Từ phải sang trái, từng người lần lượt tự lấy kẹo của mình, đồng thời quay sang người bên trái và nói "O saki ni". Mình đoán câu này có nghĩa là "cho tôi lấy trước nhé".

q
Trong khi mọi người bắt đầu thưởng thức đồ ngọt, chị Mika tiến hành các bước pha trà. Chị lấy cái khăn cái ở đai ra giật phựt 1 cái cho thẳng rồi gấp lại lau các đồ nghề để pha trà. Rồi chị làm ấm bát uống trà bằng 1 ít nước nóng. Sau khi đổ chỗ nước kia đi, chị xúc trà vào bát, đổ nước nóng vào rồi dùng trà thuyên (Chasen) đánh đều. Tóm tắt đơn giản lại là vậy chứ thực tế thì mỗi hành động là tập hợp của rất nhiều động tác nhỏ khác, tất cả đều theo đúng qui tắc. Không khí trong phòng lúc này trở nên hơi "căng thẳng". Mọi người như đang nín thở dõi theo từng ngón tay của chị Mika. Trong khi chị Mika mang bát trà đầu tiên cho trụ trì thì Sensei (mình k nhớ tên :P) làm bát trà thứ 2 cho anh Hide. Nhóm trợ giúp (2 anh người Nhật) lúc này cũng mang những bát trà đã được chuẩn bị từ bên ngoài vào và chia cho mọi người.
Bát trà được đặt ở trước mặt, sau đó người uống phải đưa nó sang bên phải, nói với người bên phải câu gì đó dài dài (k nhớ nữa :P). Người bên phải đáp lại là "Đô dồ, bla bla bla" (cũng dài dài nên chả nhớ). Sau đó, người uống lại chuyển bát trà sang bên trái, nói với người ngồi bên trái là "Osaki ni" rồi mới cầm lên uống. Trước khi uống phải xoay bát mấy vòng đó (đoạn này sensei giải thích bằng tiếng Nhật nên mình chả hiểu mấy). Uống xong thì để lại bát ra trước.
Sau khi mọi người đã xử lí xong bát đầu tiên. Sensei cùng cô Mika mang bột trà, nước và trà thuyên đến cho từng người thử tự pha trà. Chỉ có 1 chú ý là khi dùng trà thuyên đánh trà thì k được khuấy tròn mà phải đánh ngang, đánh mạnh cho ra bọt.
Cuối buổi là phần giải đáp thắc mắc. Có 1 em hỏi tại sao phải đánh ngang khi pha trà. Sensei nói phải đánh vậy mới mạnh và tạo bọt. Mình nghĩ còn 1 nguyên nhân khác là do bột trà k tan nên nếu khuấy tròn thì bột sẽ k được hòa đều mà sẽ lắng ở giữa. Khi nuôi cấy tế bào trên đĩa môi trường lỏng mình cũng đc dạy là muốn tế bào trải đều thì phải lắc đĩa theo chiều ngang/dọc. Nếu lắc tròn thì tế bào sẽ chỉ tập trung ở giữa. Có lẽ nguyên tắc khi đánh trà cũng vậy.
1 em hỏi trà thuyên (Chasen) có đắt không. Sensei bảo có rất nhiều loại từ rất rẻ đến rất đắt. Nơi mình đang ở - thôn Takayama - là nơi nổi tiếng về trồng tre và sản xuất trà thuyên cho cả nước (giờ mới biết :P)
Trụ trì sau đó hỏi phải mở cửa kéo kiểu nhật thế nào. Sensei nói đầu tiên quỳ trước cửa. Ví dụ cánh cửa mở sang bên trái, thì tay trái sẽ ở gần cái tay nắm cửa hơn nên sẽ lấy tay trái kéo cửa sang khoảng 1/3 quãng đường. Lúc này tay phải lại ở gần mép cửa hơn nên sẽ đổi tay, đẩy nốt. Sensei nói thêm là trong Trà đạo thì mỗi động tác đều phải được thực hiện 1 cách đẹp nhất.
Trù trì nghe vậy liền hỏi thêm là đi trên thảm Tatami thế nào cho đẹp. Sensei nói 1 cái thảm tatami gọi là ichijo (nhất điệp) nửa thảm gọi là hanjou (bán điệp). Rồi hỏi bọn trẻ 2 cái thảm gọi là j. Bọn nó đồng thanh là "ni jou" nhưng sensei bảo k phải, phải gọi là "futa gì gì đó (nghe k rõ). Rồi sensei nói khi đi thì phải chú ý là cứ 3 bước thì hết "hanjou", 6 bước là hết "ichijou" và không được bước lên mép thảm.
(Toàn bộ phần trên là nhờ anh Hide dịch lại bằng tiếng Anh, chứ sensei và lũ trẻ đều nói tiếng Nhật, nghe chả hiểu gì :P)
Sau khi kết thúc phần hỏi đáp, anh Hide và trụ trì mời lũ trẻ lên đi thử trên thảm và tập kéo cửa.
Cuối buổi, mọi người lại vào phòng tụng kinh rồi ra hát theo tiếng ghi ta của anh Hide.
Mình khá thích buổi thực hành trà đạo này. Có lẽ là dạy cho bọn trẻ con Nhật là chính nên họ làm rất nghiêm túc và tỉ mỉ. Chỉ có điều phải ngồi seiza khá lâu, tê hết chân. Lần trước mình tham gia tiệc trà của CLB trà đạo trong trường thì họ mời ngồi ghế cao và chỉ đơn giản là đến ăn kẹo, uống ực phát rồi về. Có lẽ vì trong số khách mời có nhiều sv nước ngoài, không biết tiếng Nhật nên họ đã lược bỏ đi nhiều qui tắc.
Kể thêm là giáo sư hướng dẫn mình cũng thích trà đạo, thầy cất trên lab 1 bộ pha trà. Khi nào có sinh viên mới đến nhóm là thầy mời ra góc giải lao để thầy pha trà mời. Nhưng có vẻ thầy k phải dân chuyên nghiệp vì lần nào trước khi tiến hành, thầy cũng phải tra lại các bước pha trên google :P Lần này mình đã học được khá nhiều về trà đạo nên viết lại chi tiết 1 chút để nhớ, sau này khi thầy mình lôi bộ pha trà ra mình sẽ thể hiện cho thầy ngạc nhiên :v
(Hình minh họa trong bài lấy từ flickr của chương trình Templish, là hình của sự kiện năm 2015)
Quyền viết bài
- Bạn không thể đăng chủ đề mới
- Bạn không thể gửi trả lời
- Bạn không thể gửi đính kèm
- Bạn không thể sửa bài
-
Nội quy - Quy định