-
Sao không thế này mà lại là thế kia?
Yoroshiku Onegaishimasu. Xin chào mọi người.
Mình xin phép mở topic đầu tiên trong mục này, với 1 "động cơ" duy nhất ấy là chia sẻ với các bạn mới, hoặc ai đó cảm thấy chưa thông suốt, về cách thức luyện tập Aikido, theo cảm nhận riêng của mình.
"Tại sao?" là một câu hỏi rất thường xuyên xuất hiện trong quá trình luyện tập Aikido, ở những người mới tập. Những câu hỏi này ít khi được hỏi trực tiếp sempai đang đứng lớp, mà được đặt ra trong khi đang luyện tập theo đôi. Giải thích cặn kẽ những câu hỏi này sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian, vì tất yếu, câu hỏi này sẽ dẫn tới câu hỏi khác. Chính vì lẽ đó, các bạn nên chăm chỉ đi... uống nước sau mỗi buổi tập để được giải đáp cụ thể hơn. Ở đây, mình chỉ xin nói vắn tắt một vài ý.
Aikido có hình thức luyện tập tương đối đặc thù so với nhiều môn võ khác, đặc biệt là hình thức luyện tập phi đối kháng, loại bỏ thể thức thi đấu, dẫn đến rất nhiều người ngoài, thậm chí cả một số võ sinh, có ấn tượng rằng đây là 1 môn quyền đôi, mang tính chất khiêu vũ và thiếu tính thực tế. Mình thường nói với nhiều bạn (nữ là chủ yếu), rằng nếu em muốn 1 môn võ có tính "thực tế", "ứng dụng" cao, tập dăm ba buổi là thấy oánh nhau được ngay, em có thể đi tập kick-boxing hay karate hay muay Thái hay MMA. Đương nhiên đó chỉ là nói vui, nhưng để thể hiện rằng Aikido cần một tâm thế luyện tập khác, ko phải đi tập là mau mau chóng chóng mong tự vệ hay choảng nhau được. Aikido, cũng như hầu hết các võ đạo, mang ý nghĩa "luyện võ là tu đạo". Cái tính "đạo" đó nằm trong cách chúng ta luyện tập, kết nối với bạn tập, ngã, di chuyển, cách chúng ta hành lễ trước và sau khi luyện tập, từ đó bồi đắp cho chúng ta về tinh thần, tư duy và cơ thể. Võ đạo bao gồm cả 3 yếu tố Shin - Gi - Tai hay Tâm - Nghệ - Thể là vậy.
Nhiều bạn thường thắc mắc về các "khung hình" trong quá trình luyện tập Aikido (uke tới đây phải ngã, uke cần giữ kết nối, uke ko được xoay đầu...), mà cảm thấy "ko phục" khi luyện tập. Chúng ta hãy phân biệt rõ quá trình luyện tập và ứng dụng thực chiến. Luyện tập Aikido mang tính chất ước lệ, đối với võ sinh mới - mới ở đây là chưa lên yuudansha, kaka. Đặt ra các giả định và từ đó ta luyện tập kĩ thuật, cách di chuyển, phát triển tư duy, hiểu biết hơn về cơ thể mình, thay thế các phản xạ cũ bằng các phản xạ mới. Chứ ko phải nhất nhất là kẻ địch của bạn sẽ lao vào tanto shoumen'uchi bạn và bạn sẽ đi hết được 1 kĩ thuật gokyou để hoá giải. Cách làm uke đúng cũng là cách để bản thân chúng ta ko bị chấn thương trong khi luyện tập, hỗ trợ tori của mình luyện tập cho chuẩn, cũng là hỗ trợ quá trình tu đạo của bạn tập; chứ ko phải là chúng ta đánh đố nhau trên thảm tập. Các kĩ thuật henkawaza (biến đòn) hay kaeshiwaza (phản đòn) vốn cũng nhằm mục đích làm hoàn thiện hơn các kĩ thuật căn bản và sẽ được luyện tập khi bạn đã làm quen được với căn bản. Nếu cứ cố gắng "bung lụa" trong khi luyện tập, cố gắng phản biện lí thuyết bằng hành động thì tỉ lệ chấn thương sẽ là rất cao. Tại sao chúng ta lại cố làm cho nhau chấn thương trong khi luyện tập nhỉ?
Với những người mới tập, cũng nên hiểu rằng khi tập với các bạn, các sempai sẽ đánh chậm hơn để bạn có thể xoay trở ngã cho an toàn, chứ ko phải là kĩ thuật có sơ hở. Vươn một cái tay rờ được vào bụng tori cũng ko có nhiều ý nghĩa khi mà trong kĩ thuật, trọng tâm của bạn sẽ bị nguyên 1 khối 80 kí chiếm lấy. Ko có kĩ thuật nào là hoàn hảo, ko chỉ là Aikido mà môn võ nào cũng thế.
Hoài nghi và cố gắng tìm hiểu là rất tốt, nhưng cố bắt bẻ nhau trong khi luyện tập thì có lẽ ko vui lắm. Luyện tập mang tính chất ước lệ để giúp bạn phát triển nhiều những yếu tố khác. Nên hãy luyện tập với một cái tâm rộng mở, sẵn sàng tiếp nhận. Nếu mọi người kiên trì luyện tập, nghiên cứu và cảm nhận, mình tin là rồi mọi người cũng sẽ cảm nhận được giống như mình vậy.
Bài viết từ cảm nhận của em, rất mong các anh chị góp ý thêm để chúng ta cùng hoàn thiện một tâm thế luyện tập cho hợp lí ạ.
Arigatou gozaimashita.
-
hay quá anh quandm ạ :3 em thích nhất câu "luyện tập với một cái tâm rộng mở, sẵn sàng tiếp nhận". Đúng là phải sẵn sàng mở lòng thì mới đón nhận được những điều tuyệt vời nhất, không chỉ là trong luyện tập aikido mà ở bất cứ điều gì trong cuộc sống cũng vậy
-
Super Moderator
"Ai gieo hành vi thì sẽ gặt được tính cách"
Anh cũng rất thích câu "luyện tập với một cái tâm rộng mở, sẵn sàng tiếp nhận", những người giàu có là những người cho đi nhiều hơn nhận, họ giàu có tình thương.
Tập luyện Aikido cũng vậy, rất nhiều người hay hỏi câu hỏi Aikido có phải là môn võ nhu không? Aikido có phải là nhu đạo không? Aikido có phải là dùng nhu thắng cương không?
Aikido không phải là Nhu Đạo, Judo mới là Nhu Đạo (Theo đúng nghĩa đen), Aikido là Hợp Khí Đạo, là môn võ của sự Hòa Hợp.
Để có được một chuyển động hoàn hảo giống như là 10 phần, nếu đối phương tung ra 7 phần sức, thì bản thân mình sẽ góp 3 phần sức lực để thành 10 phần biến chuyển động thành chuyển động hoàn hảo. Nếu đối phương chỉ đưa ra 3 phần sức thì mình cũng sẽ góp thêm 7 phần sức để chuyển động của cả 2 cuối cùng cũng vẫn là 10 phần hoàn hảo. Điều này cũng giống như các đòn Omote Đòn đánh phía trước và Ura Đòn đánh ra phía sau trong các đòn thế tập luyện. Khi mình chủ động tiến lên trước thì khắc chế đối phương ngay từ lúc đối phương định phát lực để đánh đòn Omote và khi đối phương đã chiếm thế thượng phong trong đòn tấn công thì bản thân cần di chuyển ra sau đánh đòn Ura để giảm lực, chuyển hướng và mượn lực của đòn đánh.
Điều này có ý nghĩa gì trong cuộc sống.
Trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ, có rất nhiều người có tính cách khác nhau, mỗi người sẽ có một Khí. Khí chính là khí chất tỏa ra từ mỗi con người. Có người thông minh, người chính trực, người dũng cảm, người nhiệt huyết, người gian manh, người xảo trá, người hay thay đổi, người lươn lẹo v...v... ở mỗi người sẽ có những khí chất khác nhau. Nếu chúng ta biết Hòa Hợp, biết khiêm tốn, nhún nhường khi cần thiết, nhưng cũng có lúc phải biết thể bản lĩnh, sự chính trực của bản thân thì sẽ thành công. Đó chính là Hợp Khí.
Đây là vài lời chia sẻ về Aikido và những gì mình suy ngẫm ra từ triết lý Hợp Khí của Aikido
-
Super Moderator
= Võ đạo không chỉ là việc rèn thể chất chiến binh, mà còn là các kỹ năng như thơ, thư pháp, trà đạo và rèn kiếm. Khi thành thục các kỹ năng tinh tế này, chiến binh hung bạo trở thành chiến binh hào hoa hay là một Samurai.
= Trong Aikido, bắt sư phụ chờ là không thể tha thứ.
= Trong Aikido, hai người tập kết nối Khí của mình khi thực hiện một chiêu, Khí của người tấn công (Uke) được truyền cho người phòng thủ (Nage) và người này truyền lại. Họ là hai mặt của một đồng xu, chứ không chỉ là hai đồng xu đấu với nhau.
Câu nói thứ 3 này chắc cũng giải thích thêm một phần về những gì Quân đã nói ở trên, khi tập luyện Aikido, các môn sinh đang kết nối Khí của mình để cùng thực hiện một đòn đánh. Chính vì vậy cho nên Aikido mới được gọi là Hợp Khí Đạo.
Một phim tài liệu hay về Aikido, chất chứa trong đó rất nhiều ý nghĩa về võ đạo.
Quyền viết bài
- Bạn không thể đăng chủ đề mới
- Bạn không thể gửi trả lời
- Bạn không thể gửi đính kèm
- Bạn không thể sửa bài
-
Nội quy - Quy định